“Cơn bão” dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã gây thiệt hại lớn cho 291 hộ, ở 144 thôn, xóm, tổ nhân dân thuộc 49 xã, phường, thị trấn. Để ổn định cuộc sống, bà con đang chuyển sang chăn nuôi gia súc lớn, gia cầm, thủy cầm và thủy sản.
Ngành chăn nuôi lợn từ đầu năm đến nay liên tiếp gặp nhiều khó khăn khi đã có tới 61 tỉnh thành xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi (số liệu tính tới ngày 3/7), số lợn phải tiêu hủy đã lên tới gần 3 triệu con. Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh dịch, nhiều hộ chăn nuôi lợn đã quyết định chuyển sang chăn nuôi gia cầm.
Hiện tại, người chăn nuôi thay vì tái đàn lợn mà chuyển sang phát triển đàn bò, nuôi gà, nuôi vịt và cá. Gia đình anh Thiết ở Yên Thế dịch tả lợn châu Phi bùng phát, gia đình không tái đầu tư chăn nuôi lợn mà chuyển sang mở rộng quy mô chăn nuôi ngan. Theo anh Thiết, ngan rất phàm ăn, ít dịch bệnh, dễ nuôi nên hiệu quả kinh tế cao. Nuôi ngan chi phí đầu tư thấp, thức ăn chăn nuôi vẫn có thể sử dụng của Hanofeed nên rất tiện lợi, an toàn và hiệu quả.
Thấy nghề nuôi lợn nhiều rủi ro chẳng khác nào đánh canh bạc lớn, anh Nam quyết định chuyển sang nuôi vịt thương phẩm, mỗi lứa có khi lên đến hơn 15.000 con. “Từ đầu năm đến giờ, tôi đã bán được khoảng 11.000 con vịt thịt thương phẩm, trung bình mỗi con nặng từ 2,5 – 3kg, giá bán năm nay lại cao và ổn định ở mức từ 35.000 – 45.000 đồng/kg”, anh Nam tiết lộ.
Cũng theo anh Đình, so với nuôi lợn thì nuôi vịt có nhiều ưu điểm hơn hẳn, chi phí đầu tư mô hình thấp, ít rủi ro hơn và lại nhanh cho thu hồi vốn, mỗi chu kì nuôi chỉ khoảng 50 ngày là vịt có thể xuất bán. Thị trường vịt thịt cũng không bị cạnh tranh khốc liệt như gà hoặc heo lợn. Mặt khác, vịt lại dễ nuôi, dễ chăm sóc và ít bị bệnh tật…“Chuồng trại nuôi lợn trước nay đã được tôi tận dụng làm nơi úm vịt con, do diện tích lớn nên có những lứa tôi nhập tới hơn 13.000 con vịt giống nên vẫn thiếu chỗ để úm. Nuôi vịt thì còn ra tiền, chứ cứ lao theo con lợn thì có khi nhà cũng không còn mà ở”, anh Đình tâm sự.
Giống như anh Chiến ở Lạng Sơn cũng chọn nuôi gà làm hướng đi mới để phát triển kinh tế. Hiện anh Chiến đang có hơn 10.000 m2 chuồng trại và đang nuôi hàng nghìn con gà lai mía. Trung bình, mỗi tháng gia đình anh xuất bán ra thị trường hơn 4 tấn gà lai mía, với giá bán luôn ổn định ở mức 50 ngàn đồng/kg.